Cá Cánh Buồm – Đặc điểm, cách chăm sóc và sinh sản

Cá Cánh Buồm – Đặc điểm, cách chăm sóc và sinh sản.

Cá cánh buồm là một trong những dòng cá cảnh bơi theo đàn, với màu sắc đa dạng có thể tạo điểm nhấn và độ tương phản cho chiếc bể thủy sinh của bạn. 

Đặc biệt, cá cánh buồm là loài cá tương đối dễ chăm sóc. Bạn chỉ cần cho chúng môi trường sống tốt là loài cá này có thể sống khỏe mạnh và rất ít khi bị bệnh. 

Trong bài viết sau đây, Bigsale Mua Sắm sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin về đặc điểm, cách chăm sóc và sinh sản của loài cá này nhé ! 

Đặc điểm của cá cánh buồm

Đặc điểm cá cánh buồm

Cá cánh buồm hay còn có tên gọi khác là cá hắc quần, cá váy, cá bánh lái, là một loài cá cảnh dễ nuôi hiền lành và tuổi thọ cao, có thể chung sống hòa bình với các loại cá khác, được nhiều người chơi cá cảnh thủy sinh yêu thích.

Chúng có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, tím, đỏ, cam, vàng, trắng, xám,… khi được nuôi với số lượng lớn, chúng sẽ bơi theo đàn nhìn rất đẹp mắt.

Ngoại hình và kích thước cá 

Ngoại hình kích thước cá 

Cá cánh buồm có thân hình thoi lớn, kích thước trung bình từ 2 đến 6.5 cm. Cá đực và cái không có nhiều điểm khác biệt quá rõ ràng. Cá cánh buồm đực thường bé hơn cá cái.

Cá đực có thân thon gọn, vây dài, màu đen trên mình hiện rõ, có những hạt đen lấm chấm ở vây lưng, vây hậu môn rộng bản hơn cá mái. Cá mái có thân hình tròn trịa, đầy đặn, vây ngắn, màu sắc nhạt hơn. Vào thời điểm sinh sản, có thể quan sát thấy bụng cá cái to và tròn hơn cá đực. 

Tuổi thọ của cá cánh buồm

Tuổi thọ cá cánh buồm

Cá cánh buồm có thể có tuổi thọ trung bình khoảng 3 – 8 năm, cá có thể sống lâu hơn tùy thuộc vào môi trường sống và chế độ ăn của chúng. 

Để cá sống lâu hơn, bạn có thể cung cấp cho cá một chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng và môi trường sống sạch, ổn định. 

Cách chăm sóc cá cánh buồm

Thông số nước để nuôi cá

  • Nhiệt độ: 25°C – 28°C
  • pH: 6.0-7.5
  • Độ cứng: 60 – 160

Cá cánh buồm sống rất khỏe, vì thế nếu bạn không muốn quá chú ý đến thông số nước cũng không sao, chỉ cần đảm bảo nước bể luôn sạch và ổn định là được. 

Kích thước bể và số lượng cá nuôi

Kích thước số lượng cá

Bạn nên nuôi cá theo đàn ít nhất là 6 con trong bể có kích thước tối thiểu 60×80 và thể tích từ 90 lít nước. Bạn cũng nên trồng thêm các loại cây thủy sinh mọc thấp để mô phỏng môi trường sống tự nhiên của cá. Ngoài tự nhiên, cá cánh buồm cũng thích bơi qua lại các loại cây này. 

Cá thích hợp nuôi chung với các loài cá nhanh nhẹn và có vây ngắn vì cá cánh buồm thường có hành vi rỉa vây các loài cá khác. Nếu muốn nuôi thêm các loài cá khác thì bạn cần chuẩn bị bể lớn hơn rất nhiều.

Thức ăn của cá 

Thức ăn của cá 

Cá cánh buồm là một loại cá ăn tạp, chúng ăn bất kì loại thức ăn cho cá nào bạn có thể mua được. Ngoài ra chúng cũng thích ăn thực vật hoặc giáp xác, côn trùng nếu có cơ hội. 

Để cá luôn khỏe mạnh và có màu sắc đẹp mắt. Bạn cần đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng và hợp lí. Có thể cho cá ăn các loại thức ăn tươi như trùn chỉ, trùn huyết, bobo hoặc artemia,… kết hợp với các loại thức ăn dạng cám và viên cho cá cảnh.

Bạn nên chia nhỏ số lần cho cá ăn với một lượng thức ăn vừa đủ. Nó sẽ giúp cá ăn hết thức ăn và hạn chế được việc thức ăn bị dư thừa làm ô nhiễm hồ thủy sinh của bạn.

Cách nuôi cá sinh sản

cá sinh sản

Nuôi cá cánh buồm sinh sản tương đối dễ, để có thể ép đẻ, nên thả ít nhất 3 cặp cá để chúng bắt cặp, hồ ép nên khoảng 50x40x40, bỏ thêm cây cối vào càng tốt để có thể che chắn cho trứng. 

Một khi cá cái sẵn sàng đẻ trứng, con đực sẽ tiếp cận để có thể thụ tinh. Nếu mọi thứ tiến triển tốt thì cá cái sẽ đẻ hàng trăm trứng màu vàng, nhỏ li ti xuống dưới đáy bể. Sau khi cá đẻ xong, cần bắt hết cá bố mẹ ra để tránh trường hợp bạn không để ý cá sẽ ăn mất trứng hoặc cá con. 

Khoảng 1-2 ngày sau, cá con sẽ nở. Cho cá con ăn bobo, artemia,… Sau 6 tháng là cá con đã trưởng thành và có thể cho ép đẻ tiếp.

Các loài cá có thể nuôi chung 

cá nuôi chung cánh buồm 

Cá cánh buồm không hề dữ tuy nhiên đôi lúc chúng lại bị thu hút bởi bộ vây dài của các loài cá khác như cá Betta hoặc cá thần tiên. Vì vậy bạn chỉ nên nuôi chúng chung với các loài cá vây ngắn hoặc bơi nhanh.

Các loài cá có thể nuôi chung như cá cầu vồng, cá Nana, cá sóc đầu đỏ, cá Neon, cá sọc ngựa,…

Trên đây là một số chia sẻ về cá cánh buồm cũng như đặc điểm, cách nuôi và chăm sóc cá tại nhà. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm được một dòng cá thủy sinh đẹp, dễ nuôi và giúp tăng thêm độ sinh động cho bể cá cảnh nhà bạn nhé !

Để lại một bình luận