Tép Yamato chuyên gia diệt rêu hại cho hồ thuỷ sinh

Tép Yamato chuyên gia diệt rêu hại cho hồ thuỷ sinh.

Tép Yamato là loại tép chuyên ăn rêu hại được hầu hết anh em chơi thủy sinh yêu thích. Yamato dễ nuôi, không yêu cầu cao về điều kiện môi trường như các dòng tép cảnh khác.

Hãy cùng Bigsale Mua Sắm tìm hiểu chi tiết về loài tép đặc biệt này thông qua bài viết sau đây để biết cách nuôi và chăm sóc chúng nhé !

Đặc điểm của tép Yamato

Đặc điểm tép Yamato

Tép Yamato có nguồn gốc từ Nhật Bản và một số khu vực bán đảo Triều Tiên và Đài Loan. Chúng còn được gọi với những tên khác phổ biến như tép ăn tảo, tép Amano, tép Nhật,…

Tép Yamato là loài tép sống ở nước lợ, nhưng có thể thuần hóa để sống ở môi trường nước ngọt nhưng tuổi thọ của chúng sẽ giảm còn 2-3 năm.

Loại tép này thân trong suốt, có những đốm màu nâu đỏ trải dài đứt quãng dọc hai bên thân. Lưng có sọc trắng dài chạy từ đầu đến đuôi, mắt màu đen, khi trưởng thành có thể đạt chiều dài 5-7 cm.

Tép Yamato dễ nuôi, thích nghi tốt với mọi điều kiện nước. Tính cách không hung dữ chỉ trừ thời gian cho ăn, loài này có đặc điểm là háu ăn nên thường tranh thức ăn với các con tép nhỏ hơn.

Chúng có khả năng xử lý các rêu hại bên trong hồ thủy sinh, giúp cho hồ của bạn luôn xanh và sạch, nên rất được anh em chơi tép cảnh ưa chuộng.

Thức ăn của tép Yamato

Thức ăn của tép

Chúng là dòng ăn tạp, do đó ngoài ăn rêu hại bên trong hồ thủy sinh như rêu tóc, rêu chùm đen, tảo,… thì các loại thức ăn thừa của cá, tép Yamato đều có thể ăn được. 

Cách nuôi và chăm sóc tép 

Cách nuôi chăm sóc

Thông số hồ nuôi gợi ý

  • Kích thước bể: 30 lít trở lên.
  • Nhiệt độ: 18-28 độ.
  • Độ Ph: 6-7.
  • TDS: 100-250.

Nhìn chung thì tép Yamato dễ nuôi, chúng không thực sự quan tâm đến điều kiện nhiệt độ, thông số nước, miễn là không quá khắc nghiệt với chúng là được. Nhưng nếu được thông số nước và nhiệt độ phù hợp thì sự phát triển cũng tép sẽ mạnh mẽ hơn.

Thay nước thường xuyên cũng là cách để tép phát triển và có môi trường sống tốt hơn.

Cách tép Yamato sinh sản

cách tép sinh sản

Tép đực dễ phân biệt với tép cái vì có dãy các đốm thấp hơn thon chạy dọc cơ thể. Tép cái dễ dàng phân biệt bằng hàng chấm dài hơn so với tép đực.

Tép Yamato giao phối ở những nơi có dòng suối nước ngọt. Khi sẵn sàng giao phối, tép cái sẽ ra tín hiệu bằng cách giải phóng pheromone vào nước để các tép đực theo dõi.

Trứng được thụ tinh và nở ra, sau đó trải qua các giai đoạn phát triển ấu trùng trong nước lợ và nước mặn khi chúng trôi ra biển. Khi đạt đến giai đoạn tăng trưởng cuối cùng, ấu trùng sẽ trở về từ biển và sống ở nước ngọt trong phần còn lại của cuộc đời.

Các loại cá nuôi chung với Tép Yamato

cá nuôi chung Tép

Khác với môi trường tự nhiên bên ngoài, tép nuôi thường không có chỗ trú ẩn, vì vậy nên nuôi tép Yamato cùng những giống cá hiền lành như cá chuột, cá Neon, cá Otto, cá bống vàng,…

Đối với tép trưởng thành có thể nuôi chung với cá thuỷ tinh, cá trâm, cá sọc ngựa, cá bút chì Thái, cá mún, cá bình tích, cá bảy màu,

Các bệnh thường gặp ở tép

Các bệnh ở tép

  • Bệnh đốm trắng
  • Bệnh chân đỏ
  • Tép chết khi đang lột xác
  • Tép bị nấm làm đen mang
  • Bệnh do vi khuẩn dạng sợi
  • Bệnh đốm đen
  • Bệnh hoại tử vi khuẩn
  • Bệnh trùng loa kèn
  • Bệnh hoại tử mô cơ

Bài viết trên đây là những chia sẻ về đặc điểm, cách chăm sóc cũng như đặc tính của loài tép Yamato. Mong rằng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm và hiểu hơn về loài tép này.

Chúc bạn sẽ tìm được chú tép cảnh dễ nuôi ưng ý, để xử lý rêu hại và giúp cho hồ thuỷ sinh của mình luôn xanh và sạch nhé !

Để lại một bình luận